Ba yêu cầu quan trọng nhất để quyết định việc bạn có được nhận vào học tại trường Đại học của Mỹ là Kết quả học tập, Kĩ năng tiếng Anh và Khả năng tài chính.
Kết quả học tập
Việc so sánh kết quả học tập ở Việt Nam với Mỹ là không hề dễ dàng, nhất là đối với những sinh viên đã tốt nghiệp bằng Cử nhân trong nước.
Không có một bảng hướng dẫn so sánh cụ thể về cấp bậc đào tạo giữa các nước. Vì thế, nếu quan tâm đến một chương trình học nào đó, bạn cần liên hệ với trường để trình bày những môn học, chuyên môn đã từng theo học ở Việt Nam và hỏi họ xem bạn có khả năng được nhận vào trường hay không.
Cách tốt nhất để liên hệ với nhà trường là viết một lá thư hay email kể về những thắc mắc của bạn, thay vì gọi điện. Cách làm này sẽ giúp bạn hạn chế các thiếu sót trong khi nói điện thoại và cũng để các bộ phận có thể chuyển tiếp thông tin cho nhau dễ dàng.
Trình độ tiếng Anh
Đối với những bạn nhắm Mỹ làm điểm đến du học, TOEFL là bài kiểm tra bạn nên chọn thi. Những năm gần đây, IELTS đã được nhiều cơ sở đào tạo của Mỹ chấp nhận nhưng vẫn không phổ biến bằng TOEFL.
Mỗi trường sẽ có những yêu cầu điểm “sàn” khác nhau. Có nhiều trường khá linh động trong việc “châm chước” cho những đơn đăng ký thiếu một ít điểm cho mức yêu cầu, nhưng cũng có trường rất nghiêm ngặt. Quan trọng là bạn phải thử thuyết phục họ bằng những lí lẽ như “Đã từng làm việc cho công ty nước ngoài”, “Vẫn đang theo học lớp tiếng Anh ở trung tâm vào buổi tối”…
Một nhân viên chuyên nhận hồ sơ của sinh viên quốc tế ở Mỹ cho biết, nếu điểm TOEFL yêu cầu là 650, ông vẫn chấp nhận những ứng viên đạt điểm giữa 645 và 650, tùy từng trường hợp. Tuy nhiên, số điểm 645 không bao giờ được ông châm chước.
Tài chính
Để nhận được một tấm bằng của Mỹ sẽ tiêu tốn của bạn rất nhiều nỗ lực và tiền của!
Một trong những điều khá “nhiêu khê” ở các trường Đại học là bạn chỉ có cơ hội đăng ký học bổng một khi đã được nhận vào trường, điều đó nghĩa là bạn phải nộp học phí rồi mới được xét duyệt việc cấp học bổng.
Nhiều du học sinh vì thế đã phải tìm đến những nguồn chi phí khác:
- Làm việc ở trường Đại học: Một số Luật thuế và Luật nhập cư không cho sinh viên quốc tế làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian. Tuy nhiên, họ vẫn có thể làm thêm tại trường. Tiền lương nhận được theo dạng việc làm này thường ổn định và đôi khi còn giúp bạn giảm được học phí. Một khi đã được nhận vào trường, bạn nên kiếm ngay cơ hội làm việc trên khu campus.
- Học bổng hay trợ giảng: Hai nguồn hỗ trợ này có điểm mạnh là thường được làm mới hàng năm. Miễn đạt kết quả yêu cầu, bạn sẽ nhận được học bổng (fellowship) vào năm sau đó. Vì thế, học bổng thường dành cho những sinh viên thực sự giỏi giang, thường bao gồm tiền học phí và đôi khi là cả sinh hoạt phí. Trong khi đó, ngoài phí trợ giảng (assistantships) cũng như học bổng nhưng bạn còn được trả thêm tiền làm việc hay trợ giảng cho một giáo sư trong khoa. Công việc của một trợ giảng có thể bao gồm cả việc nghiên cứu cá nhân, đứng lớp, hướng dẫn sinh viên bậc Cử nhân… Khi làm trợ giảng, có khả năng bạn sẽ không được miễn học phí và các khoản chi khác, nhưng khoản tiền lương nhận được của vị trí này có thể giúp bạn chi trả những phần trên.
- Học bổng. Scholarship chỉ được cấp theo một năm. Người nhận học bổng dạng này không cần phải làm bất cứ công việc gì để “hồi đáp”. Tuy nhiên, thường thì những học bổng này chỉ bao gồm học phí mà không có phí sinh hoạt. Giá trị học bổng rất đa dạng, có thể chỉ dưới 500$ nhưng cũng có khi cả chục ngàn dollars.
(nguồn TH)
1
Leave a Comment