Chào mừng bạn tới với bài viết cuối cùng trong chuỗi chia sẻ “12 Kỹ Năng Cần Có Để Thành Công Ở Thế Kỷ 21” được biên soạn và tổng hợp bởi A2Z Education & Consulting. Nếu như trong 2 bài viếc trước, chúng ta đã đến với 2 nhóm Kỹ năng về Học tập và Kỹ năng về Kiến thức; thì trong phần thứ 3 này, hãy cùng tìm hiểu nhóm Kỹ năng Sống, là nhóm kỹ năng được nhắc tới nhiều trong những năm gần đây và cùng xem, các bạn trẻ ra trường cần phát triển kỹ năng Sống như thế nào để thành công trong thế kỷ 21 nhé!
Xem thêm:
4 Kỹ năng Sống cần thiết để thành công trong thế kỷ 21
3 Kỹ năng về Kiến thức cần có để thành công ở thế kỷ 21
Kỹ năng sống (FLIPS) xem xét các yếu tố vô hình của cuộc sống sinh viên hàng ngày. Những kỹ năng vô hình này có liên quan đến cuộc sống của mỗi cá nhân nhưng chúng cũng có trong môi trường làm việc.
Tính linh hoạt: Khả năng ứng biến không theo kế hoạch nếu cần thiết
Lãnh đạo: Tạo động lực cho một nhóm để hoàn thành mục tiêu
Sáng kiến: Bắt đầu các dự án, chiến lược và kế hoạch cho một nhóm
Năng suất: Duy trì hiệu quả trong “Kỷ nguyên mất tập trung”
Kỹ năng xã hội: Kỹ năng gặp gỡ và kết nối với những người khác vì lợi ích chung
Tính linh hoạt là khả năng thích ứng với hoàn cảnh thay đổi của môi trường xung quanh. Đây là một trong những phẩm chất khó học nhất đối với học sinh vì nó dựa trên hai khái niệm không thoải mái:
- Cách của bạn không phải là cách tốt nhất
- Bạn phải biết và thừa nhận khi bạn sai
Để thành thạo được kỹ năng linh hoạt đòi hỏi cuộc đấu tranh bên trong mỗi sinh viên. Đặc biệt trong thời đại mà bạn có thể tìm kiếm thông tin trong tích tắc.
Tính linh hoạt đòi hỏi mỗi cá nhân phải thể hiện sự khiêm nhường và chấp nhận rằng sẽ luôn có nhiều điều cần để học hỏi – ngay cả khi họ có kinh nghiệm.
Tuy nhiên, sự linh hoạt là điều rất quan trọng đối với một sinh viên nếu muốn thành công lâu dài trong sự nghiệp. Khả năng nhận biết khi nào cần thay đổi, thay đổi như thế nào & cách tương tác với sự thay đổi là một kỹ năng có lợi cho mỗi cá nhân trong sự phát triển suốt cuộc đời.
Linh hoạt cũng đóng một vai trò lớn trong việc hình thành các kỹ năng khác trong nhóm kỹ năng sống.
Lãnh đạo là một người có khả năng thiết lập mục tiêu, hướng dẫn một nhóm có thể hợp tác với nhau để đạt được mục tiêu đó thông qua các bước cần thiết.
Dù bạn là một doanh nhân dày dạn kinh nghiệm hoặc một người đi làm thuê mới bắt đầu sự nghiệp đều cần có kỹ năng này.
Kỹ năng lãnh đạo giúp cho nhân viên mới đi làm có khả năng hiểu được các quyết định của quản lý và lãnh đạo. Từ đó, họ có thể áp dụng các kỹ năng lãnh đạo đã tích lũy được vào công việc khi được thăng chức lên quản lý cấp trung hoặc tương đương.
Tại vị trí công tác mới này, họ có thể ứng dụng kỹ năng lãnh đạo học được và có được trải nghiệm cần thiết để có thể lãnh đạo toàn bộ công ty sau này.
Khi lãnh đạo các bộ phận cụ thể, họ cũng có thể nắm được tất cả mọi chi tiết, vấn đề của một nghề cụ thể. Điều này tạo điều kiện cho những sinh viên tham vọng có được kiến thức chuyên môn cần thiết để có thể phát triển nghề một cách chuyên nghiệp tiến tới cơ hội lãnh đạo toàn bộ tổ chức sau này. Tuy nhiên, chỉ một mình kỹ năng lãnh đạo là không đủ. Thành công thực sự đòi hỏi sinh viên phải phải có sáng kiến và có khả năng tự khởi nghiệp.
Kỹ năng sáng tạo tự nhiên chỉ có ở một số ít người. Vì vậy, để có thể thành công sinh viên cần học kỹ năng này.
Kỹ năng sáng tạo là một trong những kỹ năng khó nhất để học và thực hành. Sáng tạo thường đồng nghĩa với việc làm thêm ngoài thời gian làm việc của dự án.
Thành quả cho sinh viên có sáng kiến rất khác nhau tùy thuộc mỗi cá nhân. Dối khi là đạt điểm số cao trong môn học, đôi khi lại là thành công trong dự án kinh doanh mạo hiểm. Song cũng có đôi lúc chỉ là dành thêm 30 phút sau giờ làm việ để có thể hoàn thành công việc vào trước ngày cuối tuần.
Cho dù thành quả thế nào, kỹ năng sáng tạo là một phẩm chất tốt. Phẩm chất này là một dấu hiệu chứng tỏ nghị lực của một người trong mối quan hệ đạo đức công việc và tiến bộ chuyên môn.
Phẩm chất sáng tạo còn được đánh giá cao hơn nếu đi kèm với khả năng linh hoạt và lãnh đạo.
Cùng với sáng kiến, các kỹ năng Thế kỷ 21 yêu cầu sinh viên học về hiệu suất làm việc. Khả năng hoàn thành công việc Đó là một học sinh có khả năng hoàn thành công việc trong một khoảng thời gian nhất định. Thuật ngữ trong kinh doanh gọi là “hiệu quả”.
Mục tiêu chung của bất kỳ người làm việc chuyên nghiệp từ nhân viên mới cho đến CEO đều là hoàn thành nhiều công việc hơn trong thời gian ngắn hơn.
Bằng cách hiểu các chiến lược năng suất ở mọi cấp độ, sinh viên sẽ biết khám phá ra nên làm việc theo cách nào là tốt nhất cũng như học hỏi được thông qua công việc của người khác.
Điều này sẽ giúp trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực tế để quyết tâm triển khai ý tưởng theo hướng linh hoạt, khả năng lãnh đạo và sáng tạo.
Tuy nhiên, kỹ năng cuối cùng đóng vai trò gắn kết tất cả các kỹ năng cần thiết choThế kỷ 21 khác lại với nhau là kỹ năng xã hội.
Kỹ năng xã hội đóng vai trò rất quan trọng cho việc duy trì sự thành công của một người làm việc chuyên nghiệp. Việc kinh doanh thường được thực hiện thông qua các kết nối mà một người tạo ra với những người xung quanh.
Khái niệm về mạng lưới làm việc (networking) này có thể phổ biến hơn đối với một số ngành, song các kỹ năng xã hội phù hợp là công cụ tuyệt vời để tạo nên các mối quan hệ lâu dài.
Nếu như kỹ năng xã hội đã được ngầm hiểu trong mối quan hệ của các thế hệ trước, thì nay sự phát triển nhanh chóng của phương tiện truyền thông xã hội và phương thức giao tiếp nhanh đã thay đổi hoàn toàn bản chất của việc tương tác giữa con người với con người.
Do đó, ngày nay các sinh viên sở hữu một loạt các kỹ năng xã hội. Một số người thành thạo kỹ năng xã hội hơn những người khác. Một số lại không bằng các đồng nghiệp. Một số ít may mắn có thể tiến xa, vì với họ, giao tiếp xã hội là bản năng tự nhiên.
Nhưng hầu hết các sinh viên cần theo học tối thiểu một khóa học ngắn kỹ năng xã hội. Phong tục, cách cư xử, phép lịch sự và việc tán gẫu trong công sở vẫn đóng vai trò chính trong thế giới ngày nay.
Điều đó có nghĩa là một số sinh viên cần học kỹ năng này trong môi trường giáo dục thay vì học ngoài môi trường xã hội.
Nguồn: aeseducation – Biên soạn bởi A2Z Education & Consulting
1