Cờ vua:
Đầu tiên là ở môn cờ vua, từ những năm 90 của thế kỷ trước, khi khái niệm AI còn manh nha và các hãng máy tính mới đang ở giai đoạn đầu thử nghiệm áp dụng công nghệ nhân tạo vào máy tính và bắt đầu giúp nó có thể ‘suy nghĩ’ được.
Năm 1997 đánh dấu một bước ngoặt lớn khi mà siêu máy tính DeepBlue của IBM (sau nhiều lần bị thua) đã đánh bại một siêu đại kiện tướng cờ vua, người được mệnh danh là một kỳ thủ vĩ đại nhất của loài người. Đó chính là Gary Kasparov vua cờ người Nga, kẻ ngự trị thế giới cờ vua trong suốt 20 năm (từ 1985 đến 2005).
Đây là sự kiện chấn động giới cờ chuyên nghiệp và toàn thế giới thời điểm ấy.
Và kể từ đó, việc con người có thể đánh bại máy tính trong môn cờ vua là một thách thức gần như không thể vượt qua.
Gần đây, trí tuệ nhân tạo đã có những phát triển vượt bậc, chương trình AlphaZero của DeepMind, một công ty chuyên về trí tuệ nhân tạo thuộc Google, có khả năng tự học và vượt kiến thức của con người về cờ vua hàng trăm năm chỉ trong 4 tiếng đồng hồ, Telegraph đưa tin. Không chỉ nhanh chóng thành thạo trò chơi, AlphaZero còn nghĩ ra những chiến thuật hoàn toàn mới. Những chiến thuật này đang được các kiện tướng cờ vua phân tích.
Điều đặc biệt là AlphaZero tự học cách chơi từ con số 0. Nó chỉ được lập trình với luật chơi cờ vua và phải tự tìm ra cách chiến thắng nhờ chơi đi chơi lại với chính mình.
Cờ vây:
Nếu như trong môn cờ vua, Gary Kasparov được mệnh danh là vua cờ thì trong môn cờ vây (một môn cờ còn có nhiều nước đi phức tạp hơn gấp bội) Lee Se-dol, kỳ thủ người Hàn Quốc, người từng 18 lần vô địch thế giới, cũng được cho là kẻ chinh phục vĩ đại nhất trong môn chơi này.
Cuộc đối đầu năm 2016 giữa máy tính và Lee Se-dol rất được chờ đợi vì trước đó (từ 2015) gần như tất cả các chương trình máy tính đều không thể thắng được các kiện tướng cờ vây và cách chơi của máy chỉ được các kỳ thủ nhận xét ở mức ‘nghiệp dư’.
Lee cũng vô cùng tự tin trước trận đấu, và mọi dự đoán đều cho rằng anh sẽ là người chiến thắng một cách dễ dàng.
Trận đấu được xem như trận đấu thế kỷ và gây chú ý với dư luận thậm chí còn lớn hơn trận đấu giữa DeepBlue và Kasparov.
Tuy nhiên, Lee chỉ chiến thắng được 1 ván duy nhất trong 5 ván đấu khi đối đầu với AlphaGo. Giải thưởng cho bên chiến thắng lên đến 1 triệu đô la Mỹ cuối cùng đã thuộc về kẻ vô tri vô giác đến từ Google.
Trước khi có AlphaGo, một số nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng máy tính sẽ không bao giờ đánh bại được những người hàng đầu trong cờ vây.
“AlphaGo là chương trình có sự khác biệt đáng kể nhất so với những nỗ lực AI trước đó ở chỗ nó được áp dụng mạng thần kinh nhân tạo, trong đó phương pháp tự giải quyết vấn đề bằng cách đánh giá, thử nghiệm và rút kinh nghiệm (evaluation heuristics) không bị mã hóa cứng bởi con người, mà thay vào đó là sự tự học ở mức độ lớn bởi bản thân chương trình, thông qua hàng chục triệu ván cờ vây cũng như những ván cờ tự chơi của chính nó” (theo wikipedia).
Thất bại này trước AI cũng là một phần nguyên nhân mà sau đó Lee Se-dol tuyên bố giải nghệ vào năm 2017.
Tuy nhiên, Lee Se-dol nói rằng: “Thất bại này là của Lee Se-dol, không phải thất bại của nhân loại!” (phys.org).
Chúng ta cũng rất muốn tin như vậy trên bình diện chung về mặt trí tuệ.
Đây là môn cờ phổ biến thứ 3 trên thế giới (sau cờ vua và cờ đam) bị AI chinh phục.
Nhưng suy cho cùng ‘trí tuệ nhân tạo’ cũng chỉ là một sản phẩm của trí tuệ con người!
Và cuộc sống còn nhiều thứ quan trọng và thú vị hơn nhiều. Ví dụ như hạnh phúc, thứ mà chỉ có chúng ta, những con người mới có thể cảm nhận được chứ không phải những cỗ máy và những bộ não điện tử.
Vậy có cần phải quá lo lắng về điều đó? Phải không các bạn?
Chúc các bạn thành công!
BNS/A2Z Edu
1