Theo nghiên cứu của Hiệp hội Quốc gia về Tư vấn và Tuyển sinh – National Association for College Admission Counseling (NACAC) 38% sinh viên Mỹ có nhu cầu chuyển trường trong khi đang đại học. Việc chuyển trường ở Mỹ không phải quá khó khăn, tuy nhiên để quá trình này diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn, sinh viên cần trang bị những kiến thức cơ bản.
Cùng A2Z Education Consulting điểm qua 7 điều sinh viên chuyển tiếp cần biết sau đây.
1. Việc xét tuyển chuyển tiếp không phải lúc nào cũng quá cạnh tranh
Tỷ lệ chấp nhận sinh viên chuyển tiếp chỉ có 62% chỉ thấp hơn một chút so với tỷ lệ 65% trúng tuyển từ năm đầu tiên*. Vì vậy sinh viên nên theo học các trường cao đẳng, đại học tại Mỹ hoặc các trường Đại học Việt Nam có thỏa thuận liên kết để tăng cơ hội được chuyển tiếp. Việc hoàn thành các môn học với điểm GPA cao là một lợi thế. Ví dụ một số trường đại học chỉ chấp nhận cho sinh viên chuyển tiếp nếu điểm của bạn trên 7.0. Việc theo học các chương trình liên kết còn đảm bảo cho sinh viên có thể chuyển tiếp được tối đa số tín chỉ và rút ngắn quy trình và quá trình xét tuyển tín chỉ.
Đại học Webster, St Louis Missouri công nhận 64 tín chỉ nếu sinh viên hoàn thành chương trình BTEC level 5. Như vậy thời gian còn lại để sinh viên hoàn tất bằng đại học là 2 năm.
Pam Cavanaugh, phó giám đốc của UCF Connect tại Đại học Central Florida, khuyên các sinh viên có ý định chuyển tiếp đại học rằng “Sinh viên đã hoàn tất chương trình Cao đẳng Associate of Art ở trường Cao đẳng cộng đồng có thể chuyển tiếp tối đa số tín chỉ chung để theo học cao hơn với một lộ trình chuyển tiếp liền mạch và thuận tiên hơn”
2. Nhiều trường Đại học có chính sách ưu tiên hơn cho sinh viên chuyển tiếp
Nhiều sinh viên dù đã nghiên cứu kỹ lưỡng trường đại học trước khi đăng ký học, nhưng vẫn quyết định chuyển trường. Theo khảo sát của Inside Higher Ed & Gallup [2019], 72% số trường mong muốn tạo điều kiện cho sinh viên chuyển tiếp tăng hơn so với [64%] của năm trước đó. Với các bạn sinh viên cho dù có kế hoạch chuyển tiếp hay không, họ vẫn luôn mong muốn tìm kiếm mội môi trường thật sự phù hợp với bản thân về trải nghiệm cá nhân, cơ hội học vấn, trình độ chuyên môn , lộ trình và cơ hội nghề nghiệp và chi phí…
Sinh viên có thể tham khảo danh sách các trường đại học có lượng sinh viên chuyển tiếp lớn, tham khảo lộ trình chuyển tiếp của trường đại học/ cao đẳng có liên kết hay tìm hiểu chi tiết với ban tuyển sinh của từng trường. Tuy nhiên, lưu ý với những trường top đầu của Mỹ, họ gần như không có nhu cầu trong việc tuyển sinh sinh viên chuyển tiếp, và nếu có thì tiêu chí chọn lọc sinh viên rất khắt khe vì vậy tỷ lệ trúng tuyển thấp. Chẳng hạn, Đại học Princeton ở New Jersey, chỉ chấp nhận 13 sinh viên chuyển tiếp vào mùa thu 2018 trong số 1.429 ứng viên.
3. Hiểu rõ tiêu chí tuyển sinh của trường, chuyên ngành muốn chuyển tiếp
Sinh viên không nên quá lo lắng về tiêu chí điểm SAT hoặc ACT vì các trường đại học sẽ quan tâm nhiều đến kết quả học tập mà sinh viên đạt được sau khi tốt nghiệp trung học hơn. Theo khảo sát [2018] của NACAC*, điểm trung binh ở bậc đại học/ cao đẳng là yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn sinh viên đặc biệt là điểm của các môn được chấp nhận để chuyển tiếp tín chỉ. Để biết rõ hơn về yêu cầu điểm số của các trường đại học, sinh viên có thể tra cứu các thông tin trực tiếp trên trang web của trường muốn theo học. Các trường Đại học luôn cung cấp cho ứng viên đầy đủ thông tin đầy đủ về yêu cầu, tuyển sinh, học phí và yêu cầu khác đối với sinh viên chuyển tiếp.
Việc được chấp nhận được chuyển tiếp vào một trường không có nghĩa là bạn có thể vào đúng chuyên ngành mong muốn. Bên cạnh điểm số, một số ngành còn có thêm các yêu cầu khác cao hơn các yêu cầu thông thường, đặc biệt là các ngành về kỹ thuật và khoa học (STEM). . Điều này làm ‘’đau đầu” phụ huynh và sinh viên vốn không quen thuộc với hệ thống giáo dục khác nhau. Một cố vấn tốt nắm chắc các thông tin chi tiết về yêu cầu của từng chuyên ngành, cơ hội chuyển tiếp sẽ giúp cho phụ huynh và sinh viên tiết kiêm được thời gian và đảm bảo cho việc chuyển tiếp tín chỉ/ chuyển trường được tối ưu, thuận lợi.
4. Lên kế hoạch sớm cho việc chuyển tiếp
Sinh viên có dự định chuyển tiếp đại học, đặc biệt là những người đến từ các trường cao đẳng cộng đồng cần biết chi tiêt quá trình tuyển sinh chuyển tiếp. Sinh viên nên sớm tham khảo ý kiến từ các cố vấn học tập, các giáo sư, văn phòng thực tập của trường dự định chuyển tiếp để nắm rõ thông tin quan trọng và lên kế hoạch chi tiết cho việc chuyển tiếp. Đặc biệt hiểu rõ các thỏa thuận công nhận tín chỉ của các trường có hợp tác liên kết. Sinh viên cần nắm thật chi tiết và chính xác về lộ trình học, các bằng cấp sẽ có trong từng giai đoạn, kiểm định chất lượng của các loại bằng cấp này, số tín chỉ có thể được công nhận. Ngay cả khi trường đang học không có hợp tác chuyển tiếp, sinh viên vẫn có thể chuyển tiếp được các tín chỉ mình đã học đến trường đại học mình mong muốn. Tuy nhiên, sinh viên cần hiểu rõ quy trình, chất lượng chương trình và kiểm định chất lượng cho bằng cấp, trường cao đẳng/ đại học hoặc chương trình mà mình đang theo học.
5. Học bổng dành cho sinh viên chuyển tiếp
Tuy không nhiều như học bổng/ hỗ trợ tài chính đầu vào song các trường đại học vẫn dành một phần quỹ học bổng cho sinh viên chuyển tiếp. Tại Mỹ Quỹ Jack Kent Cooke, có thể cấp học bổng lên đến 40.000 đô la/ năm cho các sinh viên chuyển tiếp từ cao đẳng cộng đồng lên đại học. Các chương trình liên kết của đại học nước ngoài với đại học trong nước cũng có học bổng cho sinh viên chuyển tiếp. Một số trường đại học cũng có chính sách học bổng cho sinh viên từ một số quốc gia nhất định. Để biết được thông tin chi tiết về các học bổng này, bạn nên tìm đến các tổ chức tư vấn du học uy tín để được hỗ trợ định hướng tốt nhất.
6. Tìm hiểu các hoạt động ngoại khóa tại các trường đại học chuyển tiếp
Để có thể nhanh chóng hòa nhập với trường mới, sinh viên nên tích cực tìm hiểu, tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ của trường. Theo kinh nghiệm của một sinh viên chuyển tiếp – Cavanaugh “các hoạt động này rất đa dạng và không phụ thuộc vào việc bạn có sống ở trong KTX hay không”. Nhiều hoạt động ngoại khóa sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho sinh viên như mối quan hệ để đi thực tập, cơ hội nghiên cứu, hoặc cơ hội đi học giao lưu ở nước ngoài. Đây cũng là cơ hội tốt cho sinh viên dung hòa các mối quan hệ học tập và mối quan hệ xã hội. Mối quan hệ giữa các sinh viên và giảng viên trong lớp chính là yếu tố cần thiết để hỗ trợ các sinh viên chuyển tiếp, giúp họ có những trải nghiệm học tập tốt nhất.
7. Sử dụng các dịch vụ hỗ trợ của trường
Cách tốt nhất để bạn biết mình có phù hợp với trường học chuyển tiếp không chính là trực tiếp tham gia các buổi giới thiệu, định hướng hay trực tiếp trải nghiệm môi trường học tập và cuộc sống tại trường. Việc gặp gỡ trực tiếp bộ phận tuyển sinh sẽ giúp cho sinh viên năm được thông tin, yêu cầu chi tiết của việc chuyển tiếp. Hiện nay có nhiều hoạt động được các trường đại học quốc tế liên kết tổ chức với các trường trung học, đại học ở Việt Nam như trại hè, trao đổi sinh viên ngắn hạn…. Quá trình này sẽ giúp ích cho sinh viên có được trải nghiệm thực tế về môi trường học tập.
Chuyển tiếp sang đại học nước ngoài là cơ hội tuyệt vời cho sinh viên Việt Nam, A2Z Education Consulting hi vong 7 điều sinh viên chuyển tiếp đại học cần biết sẽ hữu ích với bạn trong quá trình lựa chọn, tham khảo thông tin du học. Liên hệ A2Z Education Consulting để được tư vấn chi tiết về định hướng nghề nghiệp, hành trang du học, cập nhật học bổng và các chương trình chuyển tiếp cho sinh viên Việt Nam.
* Theo nghiên cứu của National Association for College Admission Counseling (NACAC) năm 2017
Nguồn: A2Z Education Consulting Tổng hợp từ US New và thông tin từ các trường đại học liên kết.
1