Gần đây, Marketing đang là một nghề “hot” được nhiều bạn trẻ hướng tới. Tuy nhiên, các bạn thường chỉ nhìn vào những thành công hào nhoáng Marketing mang lại mà không biết tới công việc cụ thể hay khó khăn mà một Marketer cần vượt qua, điều này tạo nên sự “ảo tưởng nghề nghiệp” và dẫn tới quyết định chọn nghề sai lầm. Bài viết sau sẽ đưa ra gợi ý giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn và tránh rơi vào trường hợp như vậy.
Trong thời gian gần đây, với sự bùng nổ nhanh chóng của công nghệ thông tin và mạng xã hội, Marketing đang là xu thế lựa chọn nghề “hot” được nhiều bạn trẻ hướng tới.
Tuy nhiên, khi lựa chọn ngành nghề, đặc biệt là với Marketing, các bạn trẻ thường mắc những sai lầm cơ bản khi không tìm hiểu kĩ đặc thù công việc của ngành mà chỉ nghe thông tin qua những nguồn mang tính cá nhân (người thân, bạn bè…) hoặc ít được kiểm chứng và không đáng tin cậy (như mạng xã hội, các trang quảng cáo…vv.) rồi từ đó, dựa trên những “ảo tưởng” về sự thành công và danh tiếng của số ít những người thành đạt tiêu biểu trong ngành Marketing được báo chí tung hô để vội vàng đưa ra lựa chọn mà không cân nhắc đến những yếu tố quan trọng từ chính bản thân mình.
Sự thành công của những nhân vật tiêu biểu này là có thật. Nhưng họ không đại diện cho số đông.
1. Có nên lựa chọn Marketing vì”Nghe Thấy Hay”?
Để trả lời ngắn gọn cho câu hỏi này: Nếu một công việc hoặc một ngành nghề nào khiến bạn cảm thấy bị thu hút, hãy dành thêm thời gian để tìm hiểu về nó! Cả ưu lẫn nhược điểm.
Như đã đề cập ở trên, Marketing là một ngành nghề rất “hot”hiện nay, nhiều người thuờng nhìn nhận những người làm trong ngành (những Marketer) có một công việc thú vị và mang tính sáng tạo với mức lương khá cao so với mặt bằng trung.
Nhu cầu tuyển dụng cho ngành này cũng đang ở mức cao, dự báo năm 2020, nhân sự ngành này riêng ở Tp. Hồ Chí Minh đã lên đến 10,000 người. Trước những điểm mạnh như vậy, thật dễ hiểu khi nhiều bạn trẻ lựa chọn Marketing là con đường sự nghiệp cho bản thân mình.
Tuy nhiên, không phải lựa chọn ngành “hot” có nhu cầu tuyển dụng cao thì nghiễm nhiên bạn sẽ có mức lương cao và một cuộc sống dễ dàng.
Nhiều bạn trẻ khi tìm hiểu về ngành Marketing chỉ tập chung vào những thành công và hào nhoáng bề nổi mà nó mang lại mà bỏ qua yêu cầu thực tế cũng như những khó khăn và các thách thức của nghề. Những điều chắc chắn chúng ta sẽ gặp phải khi thực sự đi làm.
Mặc dù có ý thức tìm hiểu, nhưng do thông tin có được không đầy đủ, nguồn thông tin tham khảo không chính xác và không được cập nhật cộng với việc nhiều bạn chưa hiểu rõ năng lực và mong muốn thực sự của bản thân mình mà lựa chọn theo học một ngành nào đó hoàn toàn theo cảm tính và sự tác động từ các yếu tố bên ngoài.
Từ đó, ngay từ thời gian đi học, các bạn sẽ nảy sinh sự chán nản và cảm giác tiêu cực đối với nghề, việc học đương nhiên sẽ không mang lại hiệu quả. Sau khi ra trường, trong quá trình làm việc, nếu không may chúng ta gặp phải những khó khăn mà mình chưa khi nào hình dung từ khi bắt đầu lựa chọn ngành học. Mọi việc sẽ càng tồi tệ hơn.
Cảm giác chán chường và tâm lý thất vọng dần xuất hiện với mật độ ngày càng nhiều. Chúng ta có thể sẽ “chết chìm” với giấc mơ nghề nghiệp ở tuổi đôi mươi vì những lựa chọn sai lầm của mình.
2. Vậy một Marketer mới vào nghề cần lường trước những gì?
Sau đây là chia sẻ nhỏ của từ kinh nghiệm của người viết, người cũng đã từng ở vào những hoàn cảnh tương tự về một số khó khăn và yêu cầu công việc mà các Marketer với vào nghề có thể gặp phải:
- Công việc áp lực cao: Marketing thường song hành cùng với kinh doanh, do đó, đây là một hoạt động tuần hoàn liên tục hàng ngày, hàng giờ. Các Marketer cũng phải chịu áp lực lớn về tiến độ, thời gian và chất lượng công việc;
- Đi sớm về khyua: “quên ăn quên ngủ quên trải lại tóc tai” là một cảnh thường thấy của nhân viên Marketing tại các công ty, tập đoàn lớn – do áp lực phải hoàn thành công việc đúng hạn từng giờ;
- Bí ý tưởng: một trong những áp lực của Marketer chuyên nghiệp là luôn được kì vọng sáng tạo ra những chiến dịch quảng cáo khác biệt, gây tiếng vang; tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng sáng tạo và bí ý tưởng là câu chuyện “thường như cân đường hộp sữa”;
- Kĩ năng giao tiếp: nếu bạn là một người ngại giao tiếp hay gặp khó khăn trong việc chia sẻ ý tưởng của mình với người khác, thì khả năng cao Marketing không dành cho bạn; do đặc thù công việc, bạn sẽ phải làm việc với nhiều người, truyền đạt ý tưởng của mình tới những người khác, lúc này khả năng giao tiếp hiệu quả là then chốt;
- Kĩ năng viết lách: bên cạnh việc giao tiếp, khả năng viết lách, sáng tạo nội dung (Content Marketing) cũng là một yếu tố quan trọng hàng đầu của một Marketer, nếu bạn không thích viết lách và không giỏi sử dụng từ ngữ, có lẽ bạn nên cân nhắc một ngành nghề khác phù hợp hơn;
- Ngoài ra, một Marketer thành công cũng cần các kĩ năng như: khả năng làm việc với các con số, khả năng làm nhiều việc cùng một lúc (multi-tasking), khả năng đọc vị và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, khả năng nghiên cứu thông tin… và còn nhiều kĩ năng khác (theo Coschedule.com).
3. Làm thế nào để biết được Marketing có phù hợp với bạn không?
Khi các bạn học sinh cấp ba bắt đầu lựa chọn trường đại học, các bạn thường tìm thông tin về ngành học qua bạn bè và người thân, do đó lựa chọn của các bạn mang tính cảm tính nhiều hơn là lí trí. Các bạn nghe người thân ca ngợi về một ngành nào đó (như Marketing chẳng hạn), hoặc các bạn thấy nhiều bạn bè mình lựa chọn ngành này, từ đó các bạn đưa ra quyết định cho cuộc đời mình nhưng lại dựa theo ý kiến của người khác. Đây là một trong những sai lầm phổ biến nhất.
Thay vào đó, các bạn nên:
- Tìm hiểu thông tin ngành nghề từ những nguồn chính thống và khả tín.
- Tìm hiểu kỹ về tính chất và đặc điểm của nghề (bằng cấp, kỹ năng, môi trường làm việc, các yêu cầu cụ thể của công việc, con đường thăng tiến của sự nghiệp cũng như những thách thức của nghề…)
- Tham khảo ý kiến những người trong ngành: các bạn có thể tìm được rất nhiều hội nhóm về ngành nghề Marketing trên Facebook, hãy tham gia vào đó và nêu câu hỏi của mình, chắc chắn những người đi trước sẽ cho bạn nhiều góc nhìn thú vị;
- Quan trọng nhất: Hiểu rõ bản thân mình: hơn ai hết, bạn là người hiểu rõ nhất tính cách, mong muốn và mục tiêu của bản thân. Chỉ khi bạn hiểu rõ mình có khả năng thế nào và mong muốn một công việc ra sao thì bạn mới có thể xây dựng được một lộ trình sự nghiệp phù hợp.
- Quan trọng không kém: tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tư vấn: để giúp các bạn có những thông tin chính xác và cập nhật về ngành, nghề, triển vọng phát triển, trường học cũng như giúp các bạn tìm được công việc phù hợp nhất với năng lực và sở thích của bản thân.
Tác giả: Trung Kiên | A2Z
Chi tiết liên hệ:
Mr. Kiên / 0968 836 469
A2Z Education & Consulting
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 252 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
Email: kien.nguyen@a2z.edu.vn