Trong các bài viết trước, A2Z Education Consulting đã mang tới cho các bạn thông tin chi tiết về nội dung công việc của một Chuyên gia Phân tích Dữ liệu và những kĩ năng, kiến thức mà một người cần có để thành công trong lĩnh vực đang rất được săn đón này.
Nếu bạn đã được củng cố thêm sự tự tin để gia nhập hàng ngũ Chuyên gia về Dữ liệu, hãy tham khảo bài viết dưới đây về nắm được những thông tin “không phải ai cũng biết” về yêu cầu dành để trở thành Nhà Phân tích Dữ liệu được săn đón nhé!
> Đọc bài viết: Công Việc Của Một Chuyên Gia Phân Tích Dữ Liệu Là Gì?
> Bài viết cùng serie: Khám Phá Công Việc Hằng Ngày Của Một Chuyên Gia Phân Tích Dữ Liệu (P1)
> Bài viết cùng serie: Khám Phá Công Việc Hằng Ngày Của Một Chuyên Gia Phân Tích Dữ Liệu (P2)
5 vấn đề cốt lõi bạn sẽ không tìm thấy được trong bản mô tả công việc của một chuyên gia phân tích dữ liệu
Công việc của bạn có khiến bạn cảm thấy mất sức sống khi bạn đi làm về mỗi ngày không? Bạn đã sẵn sàng cho một sự thay đổi nghề nghiệp mà có thể làm tăng thu nhập và phát huy được hết tiềm năng của bạn? Trở thành một chuyên gia phân tích dữ liệu có thể sẽ là một sự thay đổi mạnh mẽ, đưa sự nghiệp của bạn lên một tầm cao mới.
Các doanh nghiệp trong mọi ngành nghề đang thu thập nhiều dữ liệu hơn bao giờ hết, điều này khiến cho nhu cầu dành cho chuyên gia phân tích dữ liệu đang rất cao – và các nhà phân tích dữ liệu được trả lương tương xứng với kĩ năng của họ. Trên thực tế, các nhà phân tích dữ liệu có khả năng kiếm được bất cứ mức nào trong khoảng từ 77.500 đô la đến 118.750 đô la, theo Hướng dẫn về lương thưởng cho các chuyên gia công nghệ của Robert Half năm 2017. * Điều này cho thấy tỉ lệ tăng lên 3,8% so với năm trước.
Những con số như vậy chắc chắn là rất bắt mắt. Nhưng nếu bạn nghĩ đến việc theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực này, bạn sẽ cần nhìn thấy nhiều thứ hơn những gì bạn sẽ tìm được trong một bản mô tả công việc phân tích dữ liệu. Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu sâu hơn về cuộc sống của một chuyên gia phân tích dữ liệu.
5 điều mà bạn sẽ không tìm thấy được trong bản mô tả công việc của chuyên gia phân tích dữ liệu
Các chuyên gia phân tích dữ liệu dành cả ngày làm việc để đào sâu vào dữ liệu lớn và khiến nó có ích cho công ty mà họ làm việc. Điều này bao gồm các nhiệm vụ như phân tích hệ thống dữ liệu, tự động truy xuất thông tin và chuẩn bị báo cáo cho người quản lý về cách mà dữ liệu này có thể được áp dụng cho mô hình kinh doanh của họ.
Nghề phân tích dữ liệu chắc chắn nghe rất hấp dẫn, nhưng bạn muốn chắc chắn rằng bạn sẽ không có kết cục phải ở một vị trí làm việc mà bản thân không mong muốn. Chúng tôi đã trò chuyện với các chuyên gia để hiểu sâu hơn là những gì mà bản mô tả công việc phân tích dữ liệu đề cập. Họ đã tiết lộ năm khía cạnh của nghề mà bạn sẽ gặp phải trong công việc hàng ngày là một nhà phân tích dữ liệu.
1. Bạn sẽ cần đến các kỹ năng giao tiếp xuất sắc
“Kỹ năng giao tiếp và sự hiểu biết sâu sắc về những ngôn ngữ khác nhau trong kinh doanh thực sự quan trọng hơn bạn nghĩ”, Andy Chan, chuyên gia phân tích dữ liệu và người sáng lập Prime-Opt chia sẻ.
Một bản mô tả công việc phân tích dữ liệu có thể sẽ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật mà bạn cần để thành công, nhưng cũng đừng đánh giá thấp tác động của kĩ năng giao tiếp tốt lên con đường sự nghiệp của bạn. Dữ liệu chỉ hữu ích nếu như bạn có thể chia sẻ chúng theo cách mà những người dùng khác nhau cảm thấy dễ hiểu và đem lại giá trị cho họ, chẳng hạn như các nhà tiếp thị chuyên nghiệp hoặc các quản lý hành chính, Chan giải thích.
2. Viết lách sẽ là một phần việc thường xuyên của bạn
Theo Chan, một kỹ năng khác ít được biết đến mà rất quan trọng đối với công việc của một nhà phân tích dữ liệu là khả năng viết lách. Báo cáo về kết quả của dữ liệu và về cách nó có thể được sử dụng để cải thiện công ty là một phần quan trọng của công việc. Hầu hết công việc báo báo được thực hiện dưới dạng văn bản.
“Điều cần thiết với các nhà phân tích dữ liệu là họ cần hiểu được ngôn ngữ của nhiều ngành nghề khác nhau.” Ông Chan nói. Các nhà phân tích dữ liệu phải đóng vai trò như là các nhà dịch giả để truyền đạt những thông tin phức tạp sang kiểu ngôn ngữ mà đồng nghiệp của họ có thể hiểu được.
Kỹ năng viết tốt sẽ giúp một nhà phân tích dữ liệu truyền đạt những phát hiện của họ tới những đồng nghiệp trong công ty một cách hiệu quả.
3. Phân tích dữ liệu là một môn thể thao mang tính đồng đội
Trong trí tưởng tượng của bạn, hình ảnh về một chuyên gia phân tích dữ liệu là làm việc một mình với cái máy tính cả ngày, nhưng điều đó khác xa với thực tế. Trong thực tế, các chuyên gia phân tích dữ liệu cần cộng tác với những người khác trong nhóm khoa học dữ liệu, chẳng hạn như kiến trúc sư dữ liệu và nhà phát triển cơ sở dữ liệu.
Các chuyên gia phân tích dữ liệu cũng được kì vọng là người có tính đồng đội trong toàn bộ tổ chức của họ. Phân tích dữ liệu đang lan rộng, vượt qua các nhóm khoa học dữ liệu tới các lĩnh vực khác của doanh nghiệp. Công nghệ thu thập và phân tích dữ liệu đang được sử dụng bởi tất cả mọi người; từ đội kinh doanh, tiếp thị đến các nhà phân tích kinh doanh và thị trường. Là một chuyên gia phân tích dữ liệu, bạn nên chuẩn bị để làm việc cùng với nhiều chuyên gia ở mọi cấp độ trong công ty của bạn.
4. Bạn có thể sẽ cần bảo vệ dữ liệu của mình
Các công ty sử dụng các nhà phân tích dữ liệu nhằm tìm ra những giải pháp hiệu quả, năng suất và có lợi nhất để họ tiến hành kinh doanh. Nhưng bậc quản lý có thể không phải lúc nào cũng thích những gì mà báo cáo phân tích dữ liệu của bạn nói với họ.
“Những giá trị cốt lõi dựa trên dữ liệu quý giá nhất là những thứ không dùng để xác thực mà thường mang tính thách thức hiểu biết thông thường,” ông Jacob Ayres-Thomson, Trưởng phòng Khoa học dữ liệu của Tập đoàn JRP và là nhà sáng lập Alchematics.
Bạn có thể sẽ nhận được phản hồi tiêu cực từ những chuyên gia trong các bộ phận khác, những người cảm thấy rằng chuyên môn của họ đang bị lấn át bởi các báo cáo của bạn. Các nhà phân tích dữ liệu phải luôn trong tâm thế sẵn sàng nhằm bảo vệ các bản báo cáo và làm giảm bớt sự tiêu cực từ đồng nghiệp để họ có thể sử dụng dữ liệu của mình mang lại giá trị cho công ty.
5. Bạn sẽ được vận dụng sự sáng tạo của mình
Làm việc cùng dữ liệu định tính và các con số cả ngày nghe có vẻ sẽ không có nhiều chỗ cho khả năng sáng tạo. Nhưng sự thật là các nhà phân tích dữ liệu thực sự có rất nhiều cơ hội để tận dụng trí tưởng tượng của họ.
“Tôi nhận thấy kỹ năng có giá trị nhất là tìm ra những cách sáng tạo, khác biệt mà khai thác dữ liệu có thể mở khóa cho chính mô hình kinh doanh của công ty,” theo ông Ayres-Thomson.
Dữ liệu hữu ích nhất không nhất thiết phải đúng như những gì như bạn kì vọng, ông cho biết thêm. Các nhà phân tích dữ liệu thành công sử dụng tư duy sáng tạo để tìm ra dữ liệu có giá trị mà không ai nghĩ đến, kể cả dữ liệu mà “công ty thậm chí coi là không liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình.”
Một sự nghiệp trong mơ ở ngành phân tích dữ liệu
Bây giờ bạn đã biết những gì thực sự đằng sau bản mô tả công việc phân tích dữ liệu, bạn có thể nghĩ rằng việc đào sâu vào dữ liệu nghe có vẻ là một sự nghiệp hoàn hảo dành cho mình. Tìm hiểu Chương trình phân tích dữ liệu của chúng tôi có thể giúp bạn chuẩn bị như thế nào cho công việc phân tích dữ liệu trong mơ của bạn.
Đọc tiếp loạt bài về ngành Phân tích Dữ liệu:
> Đọc bài viết: Công Việc Của Một Chuyên Gia Phân Tích Dữ Liệu Là Gì?
> Bài viết cùng serie: Khám Phá Công Việc Hằng Ngày Của Một Chuyên Gia Phân Tích Dữ Liệu (P1)
> Bài viết cùng serie: Khám Phá Công Việc Hằng Ngày Của Một Chuyên Gia Phân Tích Dữ Liệu (P2)
Nguồn bài viết: rasmussen.edu – Biên dịch và tổng hợp: A2Z Education Consulting
1