+ Phát hiện sớm thiên hướng và những khả năng tiềm ẩn của học sinh
+ Tránh mắc những sai lầm cơ bản trong chọn nghề
+ Phát huy hết được thế mạnh của học sinh
+ Giúp con hiểu rõ thị trường lao động và thế giới nghề nghiệp.
+ Tạo cơ hội cho con trẻ có những trải nghiệm nghề thực tế trước khi ra quyết định lựa chọn.
Là các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi đang học cấp 2 và cấp 3, chúng ta ai cũng có những băn khoăn và lo lắng mỗi khi nghĩ về nghề nghiệp mà con cái mình sẽ chọn trong tương lai.
Với những trẻ nhỏ có cá tính mạnh và bộc lộ thiên hướng và sở thích cá nhân từ sớm chúng ta sẽ có thuận lợi hơn trong việc tìm ra lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với con. Nhưng với các trẻ ít bộc lộ thiên hướng và có xu hướng sống khép kín thì việc tìm ra sở thích nghề nghiệp cho con sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Ở các quốc gia có nền giáo dục phát triển, đặc biệt là Mỹ, việc giáo dục hướng nghiệp được nhà trường chú trọng từ rất sớm nhằm giúp trẻ bộc lộ và phát triển khả năng của bản thân. Ngay khi trẻ học lớp 5, phần lớn các trường ở Mỹ đã có các hoạt động nhằm khơi gợi để trẻ bộc lộ sở thích về nghề nghiệp của mình.
Và khi trẻ bước vào môi trường học tập trung học, các trường THPT ở Mỹ (cả công lập và tư thục) đều có đội ngũ giáo viên hướng nghiệp riêng. Họ không dạy bất kỳ một môn học cụ thể nào mà chỉ chuyên tâm vào công việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Mỗi giáo viên phụ trách trung bình từ 300 đến 350 học sinh. Mỗi tuần học sinh sẽ có một tiết học riêng với giáo viên hướng nghiệp.
Nhiệm vụ của họ là cung cấp thông tin và giải đáp mọi thắc mắc về các lĩnh vực nghề mà học sinh quan tâm. Hướng dẫn học sinh tra cứu và giúp họ tiếp cận được các nguồn thông tin tin cậy, khuyến khích học sinh tìm hiểu về những điều mình thực sự thích làm, những gì bản thân họ muốn có trải nghiệm hoặc khám phá ra giá trị sống mà họ hướng tới.
Quá trình làm việc với giáo viên hướng nghiệp giúp học sinh hiểu rõ về bản thân, khám phá ra các khả năng tiềm ẩn, biết được sở trường, sở đoản, điểm mạnh, điểm yếu, cá tính và đam mê và những điều mình thực sự mong muốn.
Qua đó, giáo viên hướng nghiệp sẽ có những gợi ý về các nhóm ngành nghề và công việc cụ thể phù hợp với tính cách của học sinh.
Khi giới thiệu về một nghề cụ thể, các đặc điểm và yêu cầu của nghề sẽ được giáo viên cung cấp chi tiết như các kỹ năng cần có, yêu cầu về bằng cấp, môi trường làm việc, tiếp xúc với ai, mức lương trung bình, triển vọng nghề nghiệp, các khó khăn, thách thức của nghề là gì vv…vv.
Như vậy, học sinh sẽ có thông tin thực tiễn để tham khảo và đối chiếu với khả năng bản thân. Giúp họ hiểu rõ về thị trường lao động trước khi tham gia. Qua đó có cơ sở để đưa ra quyết định về nghề nghiệp.
Mô hình giáo dục này nhằm mục đích tìm kiếm sự phù hợp, khả năng thích ứng và phát triển tốt nhất của mỗi cá nhân với ngành nghề mà họ sẽ chọn sau này. Chuẩn bị trước cho học sinh những kiến thức thực tế về lĩnh vực nghề mà họ quan tâm và có trải nghiệm cụ thể trước khi lựa chọn.
Nó giảm thiểu tối đa việc đánh giá sai năng lực bản thân và chọn sai nghề so với khả năng của mỗi cá nhân.
Rất tiếc là ở Việt Nam chúng ta chưa có mô hình giáo dục như vậy. Phần lớn học sinh cấp 3 ở Việt Nam đều gặp khó khăn khi đứng trước quyết định lựa chọn ngành để thi vào đại học hoặc chọn lĩnh vực nghề để học tiếp lên một bậc học khác. Đơn giản vì trẻ không chắc chắn và tự tin về sự lựa chọn của mình và thiếu các kỹ năng để ra quyết định.
Việc không tìm hiểu kỹ, hoặc không có thông tin, hoặc thông tin về ngành học, môn học và nghề nghiệp mà mình dự định theo đuổi không chính xác rất phổ biến ở Việt Nam.
Ngay cả phụ huynh học sinh cũng gặp những vấn đề tương tự khi đồng hành cùng con.
Hậu quả mà học sinh, sinh viên phải gánh chịu sau này là sự chán nản, không hứng thú trong quá trình học tập. Vỡ mộng khi đi làm, thất vọng với công việc thực tế vì nó khác xa so với hình dung và kỳ vọng của bản thân. Dẫn đến việc thay đổi công việc, thay đổi nghề.
Và khi nhảy qua một lĩnh vực khác họ buộc phải mất thời gian để trang bị kiến thức mới cho phù hợp với công việc mới.
Tiền bạc bị mất, các cơ hội nghề nghiệp bị bỏ qua và quan trọng hơn là quĩ thời gian bị lãng phí quá nhiều cho việc chọn sai ngành để học và chọn sai nghề để làm.
Theo thống kê năm 2016 của Bộ LĐTBXH, có tới 70% người tốt nghiệp đại học khi ra trường không làm đúng ngành, lĩnh vực được đào tạo. Đây làm một sự lãng phí rất lớn về tài nguyên của xã hội.
Trong tương lai gần, giáo dục công lập Việt Nam vẫn chưa thấy có phương án để lấp đầy khoảng trống này. Đây là một thực tế mà các con và cha mẹ buộc phải chấp nhận.
Và thời gian thì vẫn qua đi, phượng nở rồi phượng lại tàn… các thế hệ học trò nối tiếp nhau chia tay mái trường trung học và rồi từ hàng chục năm trước đến tận ngày hôm nay, câu chuyện cũ vẫn tái diễn. Họ vẫn phải loay hoay cùng cha mẹ mình mò mẫm để rò tìm ra được câu trả lời về định hướng nghề nghiệp cho tương lai.
Nhận thấy nhu cầu về giáo dục hướng nghiệp ngày càng cấp thiết, A2Z Education & Consulting tổ chức chuỗi chương trình Workshop “Đồng Hành Cùng Con – Right Career, Bright Future” mong muốn đóng góp một phần nhỏ nhoi những kiến thức về hướng nghiệp và gửi tặng đến các bậc phụ huynh 04 khóa đào tạo không thu phí với các chủ đề chính:
+ Workshop #1: “Cùng con chọn nghề”
+ Workshop #2: “Giúp con hiểu mình”
+ Workshop #3: “Giúp con hiểu Thị trường Lao động”
+ Workshop #4: “Giúp con lập kế hoạch theo đuổi nghề nghiệp”
Các khóa học này trang bị cho phụ huynh các công cụ và phương pháp thực tiễn để đồng hành cùng con trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.
Cha Mẹ quan tâm tham dự sự kiện có thể đăng ký tại: https://bit.ly/3hhs1iG
***
HN 23/7/2020
BNS
1