Nếu như trong quá khứ, có một việc làm ổn định, kiếm được thu nhập tốt, có của ăn của để là mong muốn của đa số bậc cha chú của chúng ta; thì ngày nay, đối với các bạn trẻ sắp và đang xây dựng sự nghiệp cá nhân, thì bên cạnh sự ổn định về tài chính, chắc hẳn mỗi bạn đều hy vọng tìm được một công việc có ý nghĩa, có giá trị đối với cá nhân mình cũng như cho xã hội.
Tuy nhiên, làm thế nào để có thể lựa chọn công việc “lý tưởng” như vậy vẫn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn, kể cả với những người đã đi làm trong nhiều năm nhưng chưa tìm được giá trị trong công việc của mình.
Bài viết dưới đây của tác giả Saga Briggs đăng trên website opencolleges.edu.au do A2Z Education & Consulting biên dịch hi vọng sẽ gửi tới các bạn những gợi ý giá trị cho việc tìm kiếm một công việc có ý nghĩa:
+++
Tóm tắt nội dung chính:
+ Khái niệm “dung hòa: trong công việc của mỗi con người: Khi mọi người cảm thấy rằng họ đang đóng góp theo một cách vừa thỏa mãn bản thân đồng thời tạo ra sự tác động tích cực lên người khác, thì nhiều khả năng họ coi công việc của mình là có ý nghĩa.
+ Bí quyết để theo đuổi một sự nghiệp có ý nghĩa, là xác định được mục tiêu mà có thể đồng thời kết nối bạn với bản thân mình và thế giới bên ngoài một cách sâu sắc hơn
Làm thế nào để lựa chọn một công việc có ý nghĩa
Đây là điều mà hầu hết chúng ta đều cân nhắc khi hoàn thành chương trình học và chuẩn bị bước vào thị trường tuyển dụng: làm thế nào để chúng ta chọn một nghề mang lại ý nghĩa và mục đích cho cuộc đời mình? Đối với mỗi người, ý nghĩa cuộc đời khác nhau như thế nào, và nó khó đạt được tới mức nào? Liệu quá trình tìm kiếm một công việc ý nghĩa có đang trở nên dễ dàng hơn trong một thế giới với nhiều lựa chọn việc làm hơn bao giờ hết, nhờ vào sự phát triển của công nghệ như hiện nay?
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Tiến sĩ Amy Wrzesniewski, giáo sư nghiên cứu về hành vi tổ chức tại Trường Quản lý Yale, nhà tâm lý học Scott Barry Kaufman đã hỏi ý nghĩa của việc tìm thấy được sự thôi thúc bên trong bản thân khi làm việc. Bài học rút ra quan trọng nhất là khái niệm “dung hòa” trong công việc của một người: Khi mọi người cảm thấy rằng họ đang đóng góp theo một cách vừa thỏa mãn bản thân đồng thời tạo ra sự tác động tích cực lên người khác, thì nhiều khả năng họ coi công việc của mình là có ý nghĩa.
Một phần thiết yếu của sự dung hòa này là khái niệm “nhu cầu về tự tôn bản ngã”. Wrzesniewski giải thích:
“Lời khuyên mà chúng tôi thường đưa ra cho mọi người là,’Hãy nhìn vào bên trong bản thân, nhìn sâu vào bên trong tổ chức; nếu chưa được cần phải nhìn sâu hơn nữa vào bên trong.” Đây là một phương pháp khác để lãnh đạo mọi người hơn là chỉ đạo họ … quên bản thân đi một chút. Những cơ hội hay vấn đề, khủng hoảng hay cộng đồng nào … bạn cho là đáng giá, đáng để đấu tranh và xứng đáng hy sinh?”
Thậm chí còn tốt hơn nếu những nguyên do này xuất phát từ đánh giá cá nhân của mỗi người
Bạn đang không tập trung vào chính bản nhân mình nhưng sự tác động của nó lên bản thân rõ ràng là sẽ rất sâu sắc. Wezesniewski nhận định. Điều xảy ra là hai cách tiếp cận — thế giới bên trong và thế giới bên ngoài của bạn — hợp nhất thành hai mặt của một vấn đề – tính ích kỷ và vị kỷ, và quá trình có được sự đồng thuận được nhà nhân chủng học Ruth Benedict gọi là “sự dung hòa”:
“Ruth Benedict định nghĩa sự dung hòa là sự sắp đặt mang tính thể chế-xã hội hợp nhất tính ích kỷ với không ích kỷ bằng cách vượt qua các phân cực của chúng để sự đối lập giữa chúng được giải quyết, vượt qua và hợp thành một đồng thể mới, cao cấp hơn. Điều này được sắp đặt bởi các thể chế để khi một người theo đuổi sự thỏa mãn ích kỷ, thì người đó sẽ tự động giúp đỡ người khác, và khi một người có lòng vị tha, người đó sẽ được khen thưởng và thỏa mãn chính bản thân mình. Benedict đề xuất rằng sự dung hòa là một chức năng của một nền văn hóa phát triển. ”
Nền văn hóa lành mạnh nhất mà cô từng nghiên cứu cho thấy “không có sự tách biệt giữa bản thân và thế giới.” Chỉ cần là chính bản thân mình là họ đang giúp thế giới rồi; và khi họ giúp đỡ thế giới cũng là họ đang giúp chính mình. Cái tôi “biến mất hoặc hòa nhập với thế giới chung theo cách để cả hai trở nên hòa hợp với nhau hơn.”
Khi không có sự phân biệt giữa danh tính của bạn và công việc của bạn, Kaufman nói thêm, “cái tôi vượt qua chính nó mà không hề nhận ra điều đó”.
Dưới đây là một số giá trị sâu sắc rút ra từ cuộc thảo luận của họ:
Những người đã tìm thấy sự thôi thúc trong họ nói rằng công việc của mình là “điều gì đó tôi muốn làm ngay cả khi tôi không cần phải làm”
Người ta tìm thấy 4 nguồn gốc về ý nghĩa trong công việc của mình: Bản thân, Người khác, Bối cảnh của công việc, Tinh thần.
“Thiết kế công việc mơ ước” là phương pháp cho phép người ta có thể điều chỉnh bản chất công việc của mình để trở nên có ý nghĩa hơn.
Tiền bạc không mang lại kết quả tốt: “Theo kinh nghiệm, nếu lựa chọn công việc với mục tiêu chính là kiếm tiền thì dù động lực của bạn là phát triển bản thân đi chăng nữa cũng sẽ không đem lại hạnh phúc bằng công việc mà hằng ngày bạn tập trung vào giúp đỡ người khác.”
Vì vậy, bí quyết để theo đuổi một sự nghiệp có ý nghĩa, là xác định được mục tiêu mà có thể đồng thời kết nối bạn với bản thân mình và thế giới bên ngoài một cách sâu sắc hơn. Mặc dù Kaufman và Wrzesniewski không đi sâu vào việc làm thế nào chúng ta có thể tìm được công việc như vậy, nhưng cuộc thảo luận của họ đang truyền cảm hứng cho bất kỳ ai đang cảm thấy không chắc chắn về sự nghiệp tương lai của mình. Việc hướng đến sự dung hòa này có thể là một cách vô cùng hữu ích để điều chỉnh lại “công việc” là một thứ mà chúng ta vốn dĩ nên thích thú.
(theo Saga Briggs / opencolleges.edu.au)
1