A2Z Education giới thiệu bài viết trên Usnews.com về các nghề nghiệp và lĩnh vực liên quan đến bằng cấp tài chính và những gợi mở về công việc cho những người có ý định theo đuổi nghề nghiệp này.
Các chuyên gia nói rằng khả năng quản lý tiền là một kỹ năng có thể được áp dụng trong gần như bất kỳ ngành nào.
NHỮNG AI THÍCH làm việc với những con số, giỏi toán và tự tin rằng mình có thể quản lý tiền nong một cách khôn ngoan nên cân nhắc theo đuổi một tấm bằng tài chính.
“Có phải lĩnh vực bạn muốn tham gia liên quan đến tư duy định lượng và lô-gic không? Nếu vậy, một chiếc bằng tài chính có thể là một thử thách tốt mà bạn nên cân nhắc”, Ahmed Mir, người có bằng thạc sĩ khoa học về tài chính và đầu tư của Đại học Nottingham ở Vương quốc Anh, đã đề nghị trong email.
Mir – nhà sáng lập của Nature & Bloom, một công ty có trụ sở tại London chuyên bán các chất bổ sung CBD – lưu ý rằng bằng cấp tài chính có thể mở đường cho sự nghiệp như là kinh doanh. “Nếu bạn có ý định sở hữu doanh nghiệp của riêng mình, thì khả năng quản lý và hiểu được tài chính của bạn là rất quan trọng để thành công lâu dài và kết quả là bằng cấp trong lĩnh vực này sẽ giúp bạn quản lý tốt được dòng tiền.”
Hơn nữa, những người thích đi làm thuê hơn là cho cá nhân mình có thể đáp ứng đủ điều kiện cho một loạt các công việc với tấm bằng tài chính. Thông thường các nhà tài chính chuyên nghiệp làm việc tại các ngân hàng, nhưng họ cũng có thể tìm được việc làm ở cả những nơi khác, theo như các chuyên gia.
Mir, ví dụ, đã tham gia vào lĩnh vực công nghệ sau khi có được bằng cấp tài chính của mình và đã dành hơn sáu năm làm việc cho Amazon. Kinh nghiệm cá nhân của ông phù hợp với sự quan sát của các nhà tuyển dụng, những người nói rằng chứng chỉ tài chính có khả năng tiếp thị cao trong nhiều ngành và công việc khác nhau.
“Một tấm bằng tài chính đáp ứng đủ điều kiện cho bạn làm các nghề như phân tích tài chính, cố vấn tài chính, kế toán hoặc quản lý tài chính cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và ngành nghề”, Matt Erhard, đối tác quản lý của công ty tuyển dụng Summit Search Group của Canada, đã viết trong email: “Đây là một trong những lý do những bằng cấp này rất có giá trị và linh hoạt. Mọi công ty đều cần những người am hiểu về tài chính và kế toán để vận hành và phát triển hiệu quả.”
Bạn sẽ học được những gì trong một khóa học tài chính
Theo các học giả và những người hoạt động trong ngành tài chính, lĩnh vực tài chính tập trung vào các chiến lược liên quan đến các quyết định tiền tệ, bao gồm các lựa chọn về vay, cho vay, tiết kiệm, chi tiêu và đầu tư. Sinh viên tài chính thường được dạy về nghệ thuật và khoa học của phân tích tài chính và mô hình tài chính, bao gồm các bài học về cách diễn giải dữ liệu phức tạp và đưa ra các dự đoán vững chắc.
Kiến thức về chuyên ngành học thuật này có thể giúp một người xác định việc phân bổ một nguồn tài chính hạn chế khi lên kế hoạch ngân sách, và nó cũng có thể đưa ra các dự báo tài chính và tạo điều kiện các lập kế hoạch liên quan đến lĩnh vực này. Một sự hiểu biết chuyên sâu về tài chính có thể làm rõ những cơ hội kinh doanh nào có tiềm năng, lợi nhuận lớn nhất so với các dự án không có khả năng thành công, các chuyên gia lưu ý và cho rằng sự thấu hiểu như vậy là điều cần thiết nên có trong lĩnh vực đầu tư.
Đào tạo tài chính cũng mang lại giá trị khi cần phải tính toán một tài sản hoặc một công ty có giá trị bao nhiêu và xác định mức giá mà công ty nên tính cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
“Tài chính và sự hiểu biết về cách mà dòng tiền luân chuyển là nền tảng của mọi doanh nghiệp”, Adam Sanders, người có bằng cử nhân và bằng MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh) về tài chính, đã giải thích trong email.
Sanders nói rằng một loạt các lựa chọn công việc cho sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính là một lợi thế đáng kể để theo đuổi một tấm bằng tài chính. “Bất kỳ loại hình kinh doanh nào hoặc sự nghiệp liên quan đến tiền tệ đều là một lựa chọn hợp lí với tấm bằng tài chính.”
Nghề quản lý rủi ro là một con đường sự nghiệp mà những người sở hữu tấm bằng tài chính thường sẽ có ích, lưu ý bởi Sanders, một cựu sinh viên của Trường Quản lý Kellogg của Đại học Northwestern và giám đốc Successful Release, một tổ chức giúp cựu tù nhân tái tham gia lực lượng lao động. “Nó giúp cho bạn hiểu rõ hơn, đánh giá và giải quyết hàng loạt rủi ro mà các công ty phải đối mặt. Quản lý rủi rõ chung quy là việc phải trả giá bao nhiêu nếu có gì sai sót xảy ra và mất bao nhiêu chi phí để ngăn chặn nó, đây chính là mảng việc mà các nhà tài chính chuyên nghiệp tỏa sáng!”
Theo các chuyên gia, bằng tài chính trau dồi các kỹ năng giải quyết vấn đề mà các nhà tuyển dụng quan tâm, từ đó dẫn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp. Các chuyên gia cũng cho biết, các bằng cấp trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính như kinh tế, kế toán và khoa học định giá có thể đem lại triển vọng cho các công việc tương tự và là sự thay thế khả thi cho bằng tài chính.
Thêm vào đó, các chứng chỉ được công nhận trong ngành tài chính như Chartered Financial Analysth (Chứng chỉ phân tích tài chính quốc tế hay CFA), Certified Financial Planner (chứng chỉ chuyên gia hoạch địch tài chính hay CFP), rất có giá trị và cho phép các sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính trở nên khác biệt so với những bạn đồng môn khi cạnh tranh việc làm.
Các chuyên gia nói rằng các vị trí sau đây là các loại công việc mà việc đào tạo tài chính đặc biệt hữu ích:
- Chuyên gia phân tích tài chính
- Giám đốc tài chính
- Chuyên gia kế hoạch tài chính
- Chuyên gia phân tích đầu tư
- Chuyên gia phân tích ngân sách
- Chuyên gia lập kế hoạch doanh nghiệp
- Chuyên gia quản lý danh mục đầu tư
- Chuyên gia quản lý tài sản/ tư vấn quản lý tài sản
- Chuyên gia quản lý tài chính
- Chuyên gia quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng VIP
- Trưởng phòng quản lý sản phẩm
- Trưởng phòng sản xuất
- Giám đốc kế hoạch và phân tích
- Chuyên gia kiểm soát
- Giám đốc tài chính
- Giám đốc điều hành
Sự nghiệp tài chính có thể sinh lời cao, đặc biệt đối với những người lên tới bậc quản lý trong lĩnh vực này. Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, mức lương hàng năm trung bình giữa các nhà quản lý tài chính Hoa Kỳ năm 2019 là 129.890 đô la. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng bạn không nên theo đuổi bằng cấp tài chính chỉ vì mong muốn trở nên giàu có, lưu ý rằng điều quan trọng mà sinh viên tài chính trong tương lai cần suy nghĩ tới là liệu họ có thực sự thích một công việc tài chính và sẽ thực hiện tốt công việc đó không.
Andrew Temte, người có bằng Tiến sĩ về tài chính và chứng nhận CFA, nói rằng thích kiếm tiền thì không phải là lý do đủ tốt để đăng ký học một chương trình tài chính, lưu ý rằng ông đã chứng kiến nhiều sinh viên mắc sai lầm đó.
Công việc tài chính đòi hỏi sự sáng tạo và kỹ năng xã hội bên cạnh kỹ năng cứng, Temte lưu ý. Một chuyên gia tài chính phải có khả năng hiểu được những con số và giải thích những con số đó, ông nhấn mạnh.
James Cassel, nhà đồng sáng lập và chủ tịch của ngân hàng đầu tư Cassel Salpeter & Co. có trụ sở tại Miami, công nhận rằng có thể làm việc trong một công việc tài chính mà không cần bằng cấp tài chính. Cassel giải thích rằng ông thuê một vài người có bằng cấp đó và vài người không có.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh rằng chuyên môn nghiệp vụ có được thông qua bằng cấp tài chính là có thể rất hữu ích.
Steve Shreve, giáo sư khoa học toán học và là nhà đồng sáng lập chương trình thạc sĩ khoa học về tài chính điện toán tại Đại học Carnegie Mellon, lưu ý rằng các chương trình tài chính định lượng là lý tưởng dành cho những sinh viên có năng khiếu toán học mà đang tìm kiếm những phương hướng thực tế để áp dụng khả năng số học của họ. Số lượng dữ liệu tài chính khổng lồ hiện nay báo hiệu nhu cầu phân tích dữ liệu ngày càng tăng, Shreve nói.
Richard Bryant, giám đốc điều hành của chương trình, cho biết những sinh viên có bằng cấp tài chính tổng quát, ít tập trung vào tính toán hơn có thể đi theo một loạt các con đường sự nghiệp, từ phân tích mua bán và sáp nhập cho đến đầu tư cổ phần tư nhân.
Các chuyên gia nói rằng, “Suy cho cùng, các chương trình tài chính dạy cho sinh viên cách sử dụng tiền bạc một cách tối ưu và cách gia tăng tài sản” – đó là một kỹ năng giá trị cho dù họ tham gia vào lĩnh vực nào đi nữa.
1