Do nhận được khá nhiều câu hỏi của HS và PHHS liên quan đến việc con đang học A level nhưng lại muốn đi du học Mỹ, thì chứng chỉ này có giúp ích được gì hay không?
Bài viết này được A2Z Education & Consulting tổng hợp từ các nguồn khác nhau để trả lời cho câu hỏi trên.
Trước hết, cần biết A level là gì?
Là chứng chỉ Giáo dục Phổ thông Bậc Cao gọi tắt là A level (General Certificate of Education Advanced Level) hay GCE-A level.
A-level được giới thiệu vào năm 1951 tại Anh Quốc như một chứng chỉ chuẩn hóa thay thế Higher School Certificate.
- Là bằng tốt nghiệp giáo dục cơ bản được cấp bởi các Cơ quan Giáo dục Anh quốc và lãnh thổ trực thuộc cho học sinh hoàn tất trung học hoặc cấp dự bị đại học (học sinh khoảng 16 – 19 tuổi).
- A-level chia 2 phần, hoàn thành trong 2 năm, mỗi phần 1 năm.
- Phần 1, thường được gọi là Advanced Subsidiary hay AS level hay A1 level.
- Phần 2 được gọi là A2 level, có độ chuyên sâu về kiến thức và mang tính học thuật cao hơn A1 level
- Học sinh được phép tự chọn một số lượng môn nhất định trong các môn được cung cấp (tùy theo định hướng học theo ngành học ở bậc ĐH của mình) để học và làm bài thi vào cuối mỗi năm, dưới sự giám sát của các hội đồng khảo thí.
Chương trình học của A level bao gồm các môn học thuộc chương trình giáo dục đại cương của bậc cao đẳng, đại học. A-level còn được xem là tương đương với bằng BTEC cấp độ 3.
Điều kiện đầu vào của A level là gì?
Yêu cầu đầu vào của chương trình A Level tại các trường đại học và cao đẳng có thể tồn tại sự khác biệt. Tại Việt Nam, học sinh đã hoàn thành chương trình lớp 10 với kết quả học tập tốt có thể đăng ký, với các điều kiện sau:
- Hoàn thành chương trình lớp 10 và trên 16 tuổi
- Có kết quả trung bình môn từ 7.0 trở lên
- Anh văn tối thiểu IELTS 5.5 hoặc tương đương
Lợi thế của chứng chỉ A level?
- Các trường đại học top đầu Anh Quốc như Cambridge, Oxford đều yêu cầu chứng chỉ này. Đặc biệt với những chuyên ngành đặc thù như Y, Luật, Kỹ thuật cao…
- Học sinh được trang bị những kiến thức nền tảng để học tiếp ở ĐH. Thay vì phải học rất nhiều môn (11-13 môn) như tại Việt Nam, thì giờ đây, học sinh sẽ học tập trung 3-4 môn phù hợp với định hướng ngành học của mình khi học lên ĐH.
- Cải thiện và nâng cao khả năng tiếng Anh học thuật một cách rõ rệt.
Cấu trúc của A Level?
A Level giống với bằng tốt nghiệp THPT ở một số quốc gia.
Ở Việt Nam, A Level tương đương với lớp 11 (AS level) hoặc lớp 12 (A2 level).
Theo đó, chương trình A Level kéo dài 2 năm, chia làm 2 bậc. Sinh viên có thể lựa chọn học và lấy riêng chứng chỉ AS level gộp trong 1 năm hoặc theo đuổi lộ trình 2 năm.
Lựa chọn các môn học của A Level như thế nào?
- Học sinh có thể chọn môn học cho mình từ 3 đến 5 môn tùy theo định hướng ngành học cụ thể.
- Chọn đúng môn học ở A level là một lợi thế vô cùng quan trọng, bởi nếu đạt điểm số cao ở bậc học này, bạn sẽ rất có lợi thế trong khâu xét tuyển vào ĐH.
Nên học A Level trong trường hợp nào?
Nên chọn khi:
- Học sinh đã biết rõ ngành học cụ thể muốn theo đuổi (vì được quyền lựa chọn môn học)
- Có nguyện vọng theo học chuyên sâu một số môn học cụ thể.
- Có dự định bậc ĐH tại một trường đại học nào đó chấp nhận chứng chỉ A level (đặc biệt là du học tại UK)
3 yếu tố nên cân nhắc trước khi quyết định lựa chọn các môn học A Level:
- Chọn theo môn học yêu thích hay có năng khiếu thì sẽ học tốt môn học đó.
- Nếu đã xác định được ngành học muốn theo đuổi, hãy chọn các môn bổ trợ liên quan mật thiết cho chương trình mà sẽ học đại học sau này.
- Nếu chưa rõ về chuyên ngành theo đuổi, nên chọn ít nhất 2 môn học “điều kiện” (facilitating subjects), trong những môn sau: Toán, Lý, Sinh, Hóa, Lịch sử, Địa lý, Văn học Anh, Ngôn ngữ học. Đây là những môn học thường được các trường đại học yêu cầu như một phần của điều kiện đầu vào và cũng là cách để có nhiều lựa chọn hơn khi chọn ngành.
Có thể làm gì với một tấm bằng A Level?
Sau khi kết thúc khoá học A Level:
- Học tiếp Cử nhân: A Level chính là bước đệm vững chắc giúp bạn ứng tuyển thành công vào các trường đại học danh tiếng tại Anh Quốc.
- Gap year: nếu chưa chọn được ngành học cụ thể, có thể dành thời gian gap year để làm những việc mình thích và khám phá thêm nhiều điều về bản thân.
- Tìm việc làm: Nếu bạn từ 18 tuổi trở lên, bạn có thể tìm việc làm (với các nghề không đòi hỏi kỹ năng cao và bằng cấp cao hơn).
A level có thể thay thế bằng tốt nghiệp THPT để apply vào các College hoặc University của Mỹ không?
- Các trường college/university ở Mỹ không chấp nhận A level như một văn bằng thay thế bằng tốt nghiệp THPT.
- Chỉ xét kết quả học của các môn học mà học sinh đã đạt được trong chương trình A-level để xét miễn giảm một số môn học trong chương trình học tại các college/university mà thôi.
VD: một số môn như College Algebra [Đại số cao cấp] hoặc Statistics [Thống kê]… trong chương trình học của ngành Quản trị Kinh doanh) có thể sẽ được miễn khi bạn đã có chứng chỉ A level.
- Việc miễn giảm sẽ tùy vào từng trường hợp cụ thể ở các trường khác nhau.
- Tiêu chí xét miễn, giảm môn học sẽ dựa vào các tiêu chuẩn chung của các bang và được đánh giá bởi các đơn vị chuyên thẩm định chương trình giáo dục ở Mỹ.
Sự khác biệt giữa hệ thống giáo dục của các quốc gia có thể dẫn đến việc quy đổi và áp dụng đối với A-level có thể khác nhau.
Do đó, nếu dự định của bạn là theo học tại các quốc gia ngoài Mỹ, bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin của trường mà mình muốn theo đuổi và nhập học cũng như hệ thống giáo dục của quốc gia mà bạn dự định sẽ đến để có được sự chuẩn bị phù hợp. Nếu không, sẽ là một sự lãng phí về thời gian.
Nguồn: A2Z Education & Consulting tổng hợp
Trên đây là một số chia sẻ của A2Z Education & Consuting về chứng chỉ A level và một vài điểm liên quan đến du học Mỹ. Mong là nó có thể giúp ích được cho các bạn học sinh và gia đình trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào về du học.
3
Leave a Comment