Có khi nào bạn tự hỏi: mình nên làm nghề gì? mình phù hợp với lĩnh vực nào? và mình cần phải bắt đầu từ đâu để chọn cho mình được một nghề nghiệp?
Nếu bạn chưa thực sự có câu trả lời, A2Z Education Consulting gợi ý cho bạn 10 câu hỏi nên tự đặt ra trước khi bạn ra quyết định lựa chọn một nghề nghiệp nào đó cho chính mình.
1. Mối quan tâm của tôi là gì?
Những hoạt động ưa thích mà bạn làm trong thời gian rảnh rỗi có thể giúp bạn định hình một số nghề làm cho bạn cảm thấy vui, có ý nghĩa và hài lòng trong công việc. Bạn có thể hỏi mình các câu hỏi cụ thể sau:
-
- Thời gian rảnh rỗi tôi thường có sở thích làm gì?
- Tôi thích dành thời gian ở trong nhà hay đi ra ngoài trời hay ở với bạn bè?
- Tôi thích làm việc với con người, động vật, số liệu hay sách vở?
- Tôi sẽ nhớ hoạt động nào đó nếu không được làm nó?
2. Tôi có kỹ năng gì?
Ngay từ khi học THPT các bạn đã có một số kinh nghiệm có thể giúp ích cho bạn trong quá trình đi làm trong tương lai. Đó là những kỹ năng, kiến thức cứng và kỹ năng mềm (hay còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội)
-
- Kỹ năng và kiến thức cứng là những kỹ năng mà bạn có được thông qua học tập như nấu ăn, kỹ năng làm toán hay lập trình máy tính…nó phản ánh trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn nào đó mà bạn có.
- Kỹ năng mềm là kỹ năng đối với con người và kỹ năng sống mà bạn có được nhờ được tích lũy hay từ kinh nghiệm bản thân, hoặc bạn được học từ các khóa đào tạo như; kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng kiềm chế cảm xúc, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng truyền cảm hứng…vv..
3. Tôi có điểm mạnh gì và có tài năng gì đặc biệt?
Từ khi nhỏ bạn đã có thể thể hiện những tài năng & điểm mạnh đặc biệt giúp cho bạn thành công trong nghề nghiệp tương lai. Sir Ken Robinson, tác giả của các cuốn sách kinh điển The Element, Out of Our Minds đã nói như sau:
“Chính bạn là người quyết định rằng bạn sẽ có một phần trong ngày hoặc trong tuần bạn được làm những công việc mình yêu thích và phù hợp nhất với bản thân.”
Nếu bạn chưa biết năng lực và điểm mạnh của chính mình bạn có thể lên một danh sách những việc mà bạn làm tốt. Người thân, bạn bè, giáo viên, sếp cũ hoặc những người đồng hành có thể giúp bạn viết ra danh sách những việc bạn làm tốt và có thể giúp bạn thu hẹp danh mục các nghề phù hợp.
4. Tính cách cá nhân của tôi như thế nào?
Đặc tính các nhân của bạn là cách bạn tư duy, cảm nhận và thể hiện. Đây là một phần quan trọng trong nghề nghiệp của bạn sau này. Vì vậy bạn nên cân nhắc các đặc tính các nhân của mình khi chọn nghề trong tương lai:
-
- Bạn là người có thích lãnh đạo hay bạn thích theo sự hướng dẫn, giao việc của người khác?
- Bạn thích làm việc độc lập một mình hay làm việc trong nhóm?
- Bạn thích hợp tác hay cạnh tranh hơn?
- Bạn thích giúp đỡ mọi người hay thích tạo động lực cho người khác tự làm?
- Bạn là người tư duy và thích tập trung vào ý tưởng hay là người thích hành động?
- Bạn là người sáng tạo và có tính nghệ sỹ ngay là ngườithích làm việc theo cấu trúc và quy trình cố định cụ thể?
5. Tôi coi trọng những điều gì?
Ai cũng có những giá trị, những điều có ý nghĩa và thực sự quan trọng với mình ví dụ như an toàn về tài chính, sự nhìn nhận của mọi người đối với tôi, sự đánh giá của xã hội hay có được sự cân bằng trong cuộc sống và công việc. Những giá trị này có thể giúp bạn tìm ra nghề nghiệp phù hợp để theo đuổi. Vì vậy, bạn có thể chọn nghề có lương tốt nếu bạn coi trọng đảm bảo tài chính; cân nhắc công việc văn phòng từ 9-5 giờ nếu bạn coi trọng một cuộc sống cân bằng.
6. Tôi cần học tập chuyên ngành hoặc tham gia các khóa đào tạo nào?
Một số nghề nghiệp cụ thể đòi hỏi phải theo học ở bậc cao hơn và có đầu tư về mặt tài chình. Ví dụ, để có thể trở thành bác sỹ bạn cần phải bỏ thời gian để học từ 8 – 12 năm, nhưng lại có thể có bằng quản trị du lịch chỉ trong 3 đến 4 năm. Bạn nên nghĩ đến số tiền phải bỏ ra để đầu tư theo học nghề bạn đã chọn.
7. Tôi có thể làm những công việc cụ thể nào trong lĩnh vực này?
Theo báo cáo của Eurostat, 21,4 triệu người làm các công việc liên quan đến lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ cá nhân vốn là hai trong số các ngành phổ biến nhất ở châu Âu. Nếu bạn không làm trong các nghề chưa phổ biến, bạn nên cân nhắc tiềm năng và triển vọng của nghề này trong tương lai. Ví dụ, ngành công nghiệp dịch vụ du lịch đóng góp đến Ú$7.6 tỷ đô la trong nền kinh tế toàn cầu, tạo ra 292 triệu việc làm trong năm 2016, chiếm 10,2% GDP thế giới và tỷ trọng 1:10 trong các công việc.
8. Tôi mong muốn kiếm được bao nhiêu tiền?
Công việc khác nhau sẽ đưa ra nhũng mức lương khác nhau. Mặc dù tiền lương có thể không phải là yếu tố chính trong việc lựa chọn nghề nghiệp, nhưng thu nhập của bạn sẽ đóng vai trò quan trọng với chất lượng cuộc sống của chính bạn và nơi bạn sống. Nên xem xét khả năng kiếm tiền của các nghề mà bạn đang cân nhắc trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
9. Tôi muốn sống và làm việc ở đâu? Trong môi trường nào?
Một số công việc dễ kiếm hơn trong khi một số công việc khác đòi hỏi người lao động phải ở trong một khu vực cụ thể. Ví dụ như bạn sẽ cần ở vùng nông thôn nếu bạn muốn làm nhân việc kiểm lâm hoặc các công việc liên quan đến nông nghiệp, trang trại, nuôi trồng…vv. Ngược lại, bạn cần sống ở thành phố lớn nếu muốn theo đuổi nghề tài chính hoặc thời trang. Vì vậy bạn cần cân nhắc kỹ nơi bạn làm việc và nơi bạn muốn sống.
10. Tại sao tôi lại theo đuổi nghề nghiệp này?
Luôn luôn tự hỏi mình vì sao mình muốn theo đuổi một nghề cụ thể để có thể đánh giá được sự lựa chọn có phù hợp với bạn hay không. Không nên dao động trước ý kiến, kỳ vọng của người khác khi lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Việc lựa chọn nghề là hoàn toàn của cá nhân.
Cuối cùng và cũng là quan trọng nhất, khi bạn đã có một quyết định nào đó về nghề nghiệp của mình, bạn nên hỏi: mình có thể theo đuổi nghề này đến suốt cuộc đời hay không?
***
Nếu bạn có những băn khoăn hay còn có những câu hỏi chưa tự trả lời được. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn và giúp bạn tìm ra những câu trả lời chính xác nhất.
Liên hệ với chúng tôi để được tham gia miễn phí các khóa học Hướng Nghiệp dành cho HSSV được tổ chức thường xuyên hàng tháng.
Email: admin@a2z.edu.vn
A2Z Education Team
1