Theo thống kê năm 2017, top 10 nghề có lương cao nhất tại Mỹ thì tất cả đều năm trong lĩnh vực y tế!
1.Bác sĩ gây mê: 258.100 USD
2.BS phẫu thuật: 247.520 USD.
3.BS Ngoại răng hàm mặt: 233.900 USD.
4.BS phụ khoa và sản khoa: 222.400 USD.
5.BS chỉnh hình răng mặt: 221.390 USD.
6.Bác sĩ điều trị: 196.520 USD.
7.Bác sĩ tâm thần học: 193.680 USD.
8.Bác sĩ nhi khoa: 183.180 USD.
9.Nha sĩ: 172.350 USD.
10. Chuyên gia làm răng giả: 161.020 USD
(Nguồn: business insider)
Một số liệu không mấy bất ngờ nhưng đằng sau các mức thu nhập hấp dẫn này là cả một hành trình gian khổ và vất vả của những con người đam mê xứ mệnh cứu người.
Cùng tìm hiểu hành trình có được tấm thẻ hành nghề y khoa tại Mỹ.
Theo Hiệp hội Y tế Mỹ (bài viết dược đăng trên tuoitre.vn)
Thông thường các trường y tại Mỹ đòi hỏi sinh viên nộp đơn xin học phải hoàn thành chương trình dự bị (pre-med) tại các trường ĐH. Chương trình dự bị thường kéo dài ba năm, trong đó sinh viên phải học các môn khoa học cơ bản như sinh học, hóa học, hóa học hữu cơ, vật lý học… Sau đó sinh viên phải vượt qua kỳ thi MCAT (Medical College Admission Test) cực kỳ gắt gao mới có thể nộp đơn vào xin học tại các trường y.
Trên nguyên tắc, sinh viên không cần phải có bằng ĐH để nộp đơn xin vào trường y, tuy nhiên đa số sinh viên vào học trường y đều có bằng ĐH bốn năm do học chương trình pre-med song song với ngành học chính ở trường ĐH. Các trường y tại Mỹ đều đặt ra tiêu chuẩn rất cao để nhận sinh viên. Ngoài việc hoàn thành chương trình pre-med và đạt điểm MCAT cao, sinh viên còn phải viết luận văn, có thư giới thiệu từ một khoa chuyên ngành khoa học của trường ĐH họ đã học, và phải trải qua các vòng phỏng vấn ngặt nghèo.
Quá trình học tại trường y kéo dài bốn năm. Trong hai năm đầu, sinh viên dành phần lớn thời gian trong lớp học và phòng thí nghiệm. Đó là những khóa học cơ bản về ngành y. Sau hai năm sinh viên phải thi USMLE-1 (kỳ thi bằng y tế Mỹ). Trong hai năm sau, sinh viên vẫn đến lớp học nhưng dành nhiều thời gian thực tập tại các bệnh viện, phòng khám.
Ở giai đoạn nội trú, các bác sĩ đã được trả lương khoảng 40.000 USD/năm, được tài trợ kinh phí để đi dự các hội nghị y tế. Sau khi lấy bằng USMLE-3, các bác sĩ còn phải trải qua chương trình thực tập chuyên khoa (fellowship). Chương trình này thường kéo dài 1-3 năm. Sau khi hoàn thành chương trình nội trú, họ được công nhận là bác sĩ hành nghề. Tuy nhiên họ vẫn phải vượt qua các kỳ thi viết và vấn đáp về chuyên ngành của họ do các hiệp hội và tổ chức y tế đề ra để được cấp giấy phép hành nghề.
Như vậy, một sinh viên ngành y Mỹ phải học tập ròng rã trong 11-15 năm để trở thành một bác sĩ có giấy phép hành nghề. Do chương trình học rất nặng, các sinh viên hoàn toàn không có thời gian đi làm thêm để bù tiền học phí. Theo Hãng tin Bloomberg, ước tính học phí các trường y ở Mỹ trung bình lên tới 50.000 USD/năm trong năm 2012-2013. Do đó phần lớn sinh viên phải vay tiền từ chính phủ hoặc các tổ chức tư nhân. Trung bình mỗi sinh viên ngành y Mỹ nợ tới 170.000 USD, thậm chí nhiều sinh viên nợ tới 250.000 USD sau khi ra trường.
Và không chỉ là nghề luôn nằm trong danh mục có thu nhập cao nhất, nghề y tại Mỹ cũng là một trong những ngành nghề chịu áp lực công việc cực lớn. Bởi khác với phần lớn hệ thống y tế các quốc gia khác, những người hành nghề y tại Mỹ chịu sự quản lý khắt khe của chính quyền và sự đánh giá trực tiếp từ bệnh nhân. Mọi sự phản hồi và đánh giá của bệnh nhân sẽ được chủ cơ sở khám chữa bệnh “record” lại hàng tuần và báo cáo cho các cơ quan quản lý. Khi bị quá giới hạn cho phép, thẻ hành nghề y sẽ bị treo theo thời hạn tùy theo mức độ vi phạm và cũng có thể là vĩnh viễn. Điều này lý giải tại sao nghề y tại Mỹ luôn phải đối mặt với áp lực cao như vậy.
Người ta thống kê rằng, tại Mỹ có khoảng 300 – 400 vụ tự tử của các bác sỹ/năm liên quan đến áp lực của nghề!
Rõ ràng, đằng sau ánh hào quang nghề nghiệp là vô vàn sự khắc nghiệt mà chỉ có những người làm nghề mới có thể cảm nhận được.
Nếu bạn đang cân nhắc lựa chọn nghề y cho mình…hãy xem xét thêm nhiều thông tin trước khi quyết định.
Chúc bạn thành công!
1