A2Z Education tổng hợp những lý do LSQ Canada từ chối cấp Visa cho Hs Việt Nam trong gian gần đây để các bạn tham khảo và có những sự chuẩn bị tốt nhất cho riêng mình.
1. Gian dối trong khai báo hồ sơ
Những nhân viên LSQ đều là những người nhiều kinh nghiệm trong việc soát xét hồ sơ ứng viên. Nên một bộ hồ sơ với những thông tin thiếu logic, gian dối khó lòng qua mắt được họ.
Đặc biệt, với những lỗi giả mạo chứng từ, khi bị phát hiện không những bạn bị từ chối thẳng thừng mà nó còn là một vết đen bị lưu lại trong lý lịch trong nhiều năm và không chỉ có Canada mà các nước khác khi xét hồ sơ du học của bạn thì lịch sử bị từ chối bởi lý do này sẽ là một rủi ro rất lớn cho bạn.
2.Thông tin cá nhân bất nhất, không rõ ràng
Không khai báo đủ thông tin về người thân và các mối quan hệ gia đình tại Canada. Hoặc việc khai báo rõ lịch sử xuất ngoại của bạn không đầy đủ cũng khiến cho khả năng ứng viên bị đánh rớt hồ sơ xin visa tăng cao.
Nếu họ cho bạn cơ hội được giải thích bằng một buổi phỏng vấn thì hãy nắm lấy cơ hội này.
3. Hồ sơ chứng minh tài chính không đủ, không trung thực
Khi không đủ điều kiện đi theo diện SDS, thì một bộ hồ sơ CMTC là điều kiện tiên quyết để LSQ chấp nhận hồ sơ của bạn.
Bạn cần phải ‘chứng minh’ cho LSQ thấy rằng bạn/gđ bạn có đầy đủ khả năng để chi trả cho các loại chi phí trong suốt thời gian bạn theo học tại đất nước họ.
Điều bạn cần phải làm rõ trong việc chứng minh này là ‘dòng tiền’ và ‘nguồn tiền’ bạn và gđ có là bao nhiêu/tháng và nó đến từ đâu?
Đây là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và rất chi tiết. Mọi chứng từ bạn cung cấp đều phải được chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền.
Nhiều gia đình có điều kiện kinh tế nhưng khi làm hồ sơ tài chính vẫn không được LSQ chấp nhận. Đơn giản là hồ sơ ấy không chứng minh được hai điều trên và không thuyết phục được nhân viên LSQ.
4. Năng lực học tập và khả năng ngôn ngữ
IELTS và GPA thấp cộng với những khoảng thời gian trống nhiều (không đi học/không đi làm) và không có sự giải thích phù hợp cũng là những bất lợi không nhỏ cho ứng viên.
Một bộ hồ sơ như vậy, cũng là một ‘điểm trừ lớn’. Nhất là khi nó được xét bởi một nhân viên LSQ khó tính và thật không may nó lại rơi vào một ngày mà tâm trạng anh ấy/cô ấy ‘không vui’.
5. Thư giải trình không thuyết phục
Mỗi bộ hồ sơ xin visa du học Canada đều được yêu cầu đính kèm một thư giải trình với mục đích giải thích chi tiết cho LSQ về lý do bạn quyết định đi du học, kế hoạch học tập cũng như dự định tương lai bản thân sau khi tốt nghiệp. Nếu bạn không cẩn thận gây hiểu nhầm với LSQ về mục đích của bạn thì khả năng visa của bạn bị đánh rớt là khá cao.
6. Bị nghi ngờ về động cơ đi du học.
Một kế hoạch học tập bất hợp lý, cộng với việc khai báo về hồ sơ nhân thân mập mờ, không rõ ràng, sẽ là lý do bạn bị nghi ngờ về động cơ của việc du học. LSQ sẽ thẳng thừng từ chối mà không cần phải yêu cầu bạn bổ sung chứng từ tài liệu hoặc đưa ra lý do từ chối là gì.
7. Lý do sức khỏe:
Chính phủ Canada ủy nhiệm/công nhận cho một số cơ sở khám sức khỏe và thực hiện sinh trắc học (Biometric) ở các nước bên ngoài Canada cho ứng viên muốn du học tại quốc gia này. Khi bạn làm sinh trắc học tại đây, kết quả sẽ được gửi trực tiếp cho LSQ và nếu điều kiện sức khỏe của bạn không đảm bảo theo ‘chuẩn’ của họ thì cũng sẽ bị từ chối Visa.
Lưu ý rằng, thời tiết khí hậu của quốc gia này là rất khắc nghiệt nên tầm quan trọng của yếu tố sức khỏe trong bộ hồ sơ là rất lớn.
8. Phỏng vấn
Thông thường, hồ sơ du học Canada không phải phỏng vấn như Mỹ. Trừ trường hợp, hồ sơ của bạn có những điểm mà theo nhân viên LSQ cần phải làm rõ thì họ sẽ yêu cầu một cuộc gặp trực tiếp với bạn.
Khi được hẹn phỏng vấn, ngoài việc bạn phải làm rõ những ‘điểm mờ’ trong hồ sơ thì bạn cũng cần phải có thái độ và cách ăn mặc phù hợp. Thể hiện sự tôn trọng nơi bạn đến và người phỏng vấn bạn. Rất hiếm trường hợp bị đánh trượt vì lỗi này. Tuy nhiên không phải là không có.
Bạn nên có sự chuẩn bị tốt cho buổi gặp một cách chuyên nghiệp.
9. Không cung cấp được/cung cấp Policy Check quá hạn.
Nếu bạn đã từng ở Canada trên 6 tháng và bạn quyết định quay lại nơi đây để học tập tiếp, bạn cần phải cung cấp cho LSQ chứng từ trên.
Đây là chứng từ tương tự như “Phiếu Lý Lịch Tư Pháp số 2” của Việt Nam.
Tên gọi chính xác của nó là Police Information Certificate, chứng từ này được issue bởi cảnh sát địa phương của Canada nơi trước đây bạn sinh sống mục đích chứng minh rằng bạn không vi phạm luật pháp nước sở tại trước khi bạn rời khỏi Canada.
Nếu bạn không cung cấp được hoặc cung cấp chứng từ đã quá hạn thì cũng đều bị LSQ từ chối.
Riêng về lý do này, họ sẽ đề cập rõ trong thư từ chối gửi cho bạn.
Muốn có được chứng từ này khi mà bạn không còn ở Canada nữa cũng là một rắc rối không hề nhỏ.
Trang web của chính phủ Canada khi hướng dẫn, có đề xuất rằng bạn nên tìm đến các công ty được chính phủ công nhận để lấy dấu vân tay và hoàn thiện Police Check khi bạn không còn ở Canada.
Nhưng điều rắc rối là trang web này không nêu tên bất kỳ một công ty nào và cũng không gợi ý là làm thế nào để nhận biết ra dấu hiệu đó là những công ty được chính phủ công nhận.
Thông tin trên internet có rất nhiều, nhưng chúng ta khó có thể biết đâu là công ty được chính phủ Canada công nhận thực sự. Và rủi ro mất tiền oan mà vẫn không hoàn thiện được hồ sơ là có thật.
Nếu bạn rơi vào trường hợp số 9 này, hãy liên lạc với tác giả bài viết ở email dưới để được trợ giúp.
Chúc các bạn có lựa chọn đúng và thành công trên con đường mà bạn đã chọn.
admin@a2z.edu.vn
5