Tổ chức giáo dục QS của Anh Quốc mới đây đã công bố bảng xếp hạng các đại học trên toàn thế giới (The QS World University Rankings) với các tiêu chí bao gồm:
- Danh tiếng về học thuật và nghiên cứu của trường;
- Đánh giá của nhà tuyển dụng đối với Sv tốt nghiệp;
- Tỷ lệ giảng viên trên số lượng SV;
- Tỷ lệ tiến sĩ trên giảng viên của trường;
- Tỷ lệ bài báo trên tạp chí chuyên ngành trên giảng viên;
- Trích dẫn nghiên cứu được công bố chính thức;
- Tỷ lệ giáo sư quốc tế;
- Tính đa dạng trong số lượng SV
- Các chương trình trao đổi sinh viên trong nước và quốc tế.
Tại khu vực châu Á, tiếp tục dẫn đầu là 02 trường ĐH thuộc Singapore: Đại học Quốc gia Singapore (NUS) xếp thứ #1 và Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) xếp thứ #2.
Riêng NUS được điểm tuyệt đối (100 điểm) cho thấy sự nghiêm túc trong đầu tư nghiên cứu và sự chuyên nghiệp ở mức rất cao của đội ngũ giáo sư cũng như quản lý ở môi trường học tập này.
Cả hai ngôi trường này đồng xếp hạng thứ #11 trong bảng xếp hạng toàn cầu của QS cùng năm.
Giáo dục Trung Quốc cũng ghi tên mình với 3 đại diện truyền thống gồm ĐH Thanh Hoa (#3), ĐH Bắc Kinh (#4) và ĐH Phục Đán (#10).
Nhật Bản và Hồng Kông mỗi nơi đóng góp hai đại diện ưu tú nhất của mình là University of Tokyo (#5), Kyoto University (#8), University of Hongkong (#6) và The Hongkong University of Science and Technology (#7).
Đại diện còn lại trong danh sách này là Seoul National University (#9) đến từ Hàn Quốc.
Đáng chú ý, trong Top#200 Châu Á, Việt Nam có 02 đại diện gồm ĐH Quốc Gia Tp. HCM (#143) và ĐH Quốc Gia Hà Nội (#147). Còn trên bảng xếp hạng toàn cầu cũng bảng xếp hạng trên thì hai trường của chúng ta xếp hạng lần lượt trong hai nhóm từ #701- 750 và #801-1000.
Đây là kết quả hoàn toàn công bằng và dễ hiểu khi chúng ta nhìn vào bộ tiêu chí đánh giá phía trên của QS.
Điều này cho thấy, nếu muốn cải thiện được thứ hạng (và cũng chính là chất lượng) để được quốc tế công nhận thì các ĐH ở Việt Nam còn quá nhiều việc phải làm.
Dưới đây là danh sách chi tiết:
A2Z Education & Consulting
2